I. VỀ NGUỒN GỐC HỌ HOÀNG:
– Trong lời cáo văn họ Hoàng ở Quỳnh Đôi nói gốc tích các cụ thái thuỷ tổ họ Hoàng, là từ Giang Hạ Quận thuộc tỉnh Chiết Giang Trung Quốc. Cũng như các thái thuỷ tổ họ Hồ gốc ở Thúc Kiến, họ Nguyễn gốc ở Nam Chân ..vv…
– Con cháu họ Hoàng mấy huyện Nghệ An như Diễn Châu, Yên Thành, Quỳnh Lưu, Nghi Lộc … đã tìm được Thuỷ tổ của mình là cụ Hoàng Tá Thốn, thời nhà Trần cuối thế kỷ 13 (thờ ở Diễn Châu và Yên Thành) và cụ Hoàng Khánh cuối thời nhà Trần, cuối thế kỷ 14 (thờ ở Quỳnh Đôi, Quỳnh Bảng …)
– Vậy thì trước đó còn có những cụ nào? Để giải đáp câu hỏi này, tôi tìm tòi trong hầu hết các pho sách sử lớn như từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, Đại Việt sử ký toàn thư, Đại Namthực lục chính biên, Việt sử thông giám cương mục, lịch triều hiến chương loại chí …. và thấy ra một số vấn đề như sau:
A) HỌ HOÀNG LÀ MỘT HỌ LỚN Ở VIỆT NAM
– Sách Từ điển nhân vật lịch sử sưu tầm được trên 1.840 nhân vật thộc 74 họ, trong đó số lượng nhân vật nhiều nhất thuộc về họ Nguyễn rồi đến họ Lê, họ Bùi. Họ Hoàng đứng hàng thứ 4, có 92 nhân vật lịch sử. Đó là nói về số lượng.
– Sưu tầm qua bản liệt kê danh sách các vị khoa bảng trong hàng Tam khôi (Trạng nguyên, Thám hoa, Bảng nhãn), thì họ Hoàng cũng đứng thứ 4 sau họ Nguyễn, họ Vũ, họ Trần và tương đương với họ Lê:
Trong 45 vị Trạng nguyên của tất cả các họ, họ Hoàng có 2 vị.
Trong 47 vị Bảng nhãn, của tất cả các họ, họ Hoàng có 3 vị
Trong 72 vị Thám hoa, của tất cả các họ, họ Hoàng có 3 vị
– Sưu tập qua các bộ sách sử lớn, tìm thấy danh sách 440 người họ Hoàng có liên quan đến công việc nước, việc dân, việc triều đình, tôi lọc ra một số nhân vật thuộc các loại thành tích như:
92 vị đáng gọi là danh nhân về chính trị, quân sự, văn hoá, kinh tế.
70 vị đại quan ngành văn quan từ thế kỷ trở về trước, cơ quan tỉnh trở lên, thượng thư, đầu triều.
61 vị quan võ từ cấp lãnh binh, Đề đốc đến cấp thống tướng của triều đình.
47 vị khoa bảng cao cấp từ phó bảng đến Tiến sĩ, Trạng nguyên
Chú ý: Họ Hoàng ở Việt Nam không có ai làm vua như họ Đinh, Lê, Lý, Trần, Nguyễn, Hồ, Mạc ….
22 vị liệt sĩ, nghĩa sĩ thường là được thờ vào đền trung nghĩa của các triều vua, hoặc ghi tên trong lịch sử cách mạng.
16 vị thường dân được nhà vua khen thưởng danh hiệu liệt nữ, hiếu tử, thọ lão, (Trên 70 tuổi) có tên ghi trong các pho sử.
B). 5 VỊ “TỔ” XA XƯA HƠN CỤ HOÀNG TÁ THỐN:
1) Hoàng Thiều Hoa: Nữ tướng của Trưng Nữ Vương, chống thái thú Tô Định năm 40 sau công nguyên (thế kỷ I). Bà được phong chức tước nhưng đã từ chối “Tôi chỉ cần làm tròn nghĩa vụ với nước là đủ”
2) Hoàng Thành Mã: Thời vua Lê Đại Hành (980 – 1095) là trấn tướng ở Quảng Ninh. Đến thời Lê Long Đỉnh làm thư ký triều đình, nhưng đã treo ấn từ quan, ở ẩn, là một cư sĩ theo đạo phật, nổi tiếng thời đó.
3). Hoàng An Vinh: Thời vua Lý Thái Tổ (1010 – 1028) là Châu mục Bình
Lâm – Cao Bằng, có công giúp vua đuổi giặc Man từ Quảng Tây sang.
4) Hoàng Nghĩa Hiền, thời vua Lý Anh Tông (1138 – 1175) ở kinh đô Thăng Long, làm đến chức Thái phó, khi ông mất, vua nghỉ triều 5 ngày coi như quốc tang.
5) Hoàng Hoan, thời vua Trần Thái Tông (1225 – 1258) là một trong 4 nhà trí thức lớn trúng tuyển khoa tam giáo (tương đương tiến sĩ) Cụ là người quê Thanh Hoá (cùng thời với Lê Văn Hưu, nhà sử học xa xưa đầu tiên viết Đại việt sử ký)
II. SỰ PHÂN BỐ HỌ HOÀNG Ở CÁC TỈNH TRONG NƯỚC
Qua tài liệu sưu tập như trên, tôi thấy họ Hoàng có con cháu rải trên 26 tỉnh của ba miền Trung Nam Bắc. Xin ghi theo các niên đại của người có niên đại xưa nhất ở mỗi tỉnh.
A) Bắc Bộ
– Cao Bằng: Hoàng Ân Vinh từ thế kỷ II
– Hoàng Văn Xa: Sinh 1851, mất 1913
– Hà Nội, Hà Đông: Hoàng Nghĩa Hiền, thời Vua Lý Anh Tông, thế kỷ 12
– Vĩnh phú: Hoàng Thị Thiều Hoa, thế kỷ I, nữ tướng của Bà Trưng
– Bắc Giang: Hoàng Sấm (1616 …) thế kỷ 17, đậu Thám Hoa làm quan Thượng thư triều vua Lê Trang Tông
– Bắc Ninh: Hoàng Sĩ Khải (1615 …) tiến sĩ dưới triều nhà Mạc (thế kỷ 17) thượng thư Bộ Hộ.
– Thái Bình: Hoàng Văn Thái, thượng tướng thời Hồ Chí Minh thế kỷ 20
– Hưng Yên: Hoàng Nghĩa Kiều, Danh tướng thời Lê Anh Tông (1556 – 1573 và Lê Thế Tông (1573 – 1599) thân phụ của Chiêu Quận công Hoàng Nghĩa Thân và Phú Quận Công Hoàng Nghĩa Lương thời Lê Kính Tông (1600-1610) thế kỷ 16, 17
– Sơn Tây: Hoàng Công Chất (…1769) thủ lĩnh nghĩa quân, Lê Mạt, thế kỷ 18
– Nam Định: Hoàng Quốc Trân (1755 – 1786) đậu tiến sĩ 1779 thời vua Lê Hiến Tông, đông các đại học sĩ.
B) Trung Bộ:
– Thanh Hóa : Hoàng Hoan, đời vua Trần Thái Tông (1218 – 1277) Khoa tam giáo tương đương tiến sĩ
– Nghệ An: Hoàng Tá Thốn, nội gia thư của Trần Hưng Đạo có công đánh giặc Nguyên, được phong Sát hải chàng lái đại vương. Thế kỷ 13
– Hà Tĩnh: Hoàng Chiêm (thánh Tả Ao) thế kỷ 17
– Quảng Bình: Hoàng Công Đán, thời Lê, Trang Tông (1533 -48) thủ khoa hai lần, là danh sĩ có uy tín đương thời (thế kỷ 16)
– Quảng Trị: Hoàng Bôi, Danh tướng nhà Mạc
– Thừa Thiên: Hoàng Quang, người phò tá chúa Nguyễn Phúc Nguyên thế kỷ 18, có tác phẩm văn học lưu truyền. Con là Hoàng Kim Hoán quan dưới triều vua Gia Long thế kỷ 19
– Quảng Nam: Hoàng Diệu (1828 – 1882) liệt sĩ nổi danh giữ thành Hà Nội (thế kỷ 19)
– Bình Thuận: Huỳnh Văn Lê (1940 – 83)
C. Nam Bộ
Có danh sách các vị: Huỳnh Tịnh Của, Huỳnh Khương Ninh (Bà Rịa) Huỳnh Văn Nghị (Vĩnh Long), Huỳnh Phú Sổ, Huỳnh Lệ Kha (Tây Ninh) … đều ở thế kỷ 20 trong thời đại sau cách mạng tháng 8/1945.
Theo PCT Hoàng Khắc Hưng
Trích Tư liệu thông tin số 1 của BLL dòng họ Hoàng – Huỳnh Việt Nam
Tin cùng chuyên mục
-
Họ Hoàng Việt Nam hình thành từ bao giờ, cả nước có bao nhiêu người mang họ Hoàng-Huỳnh?
-
Tổng đốc Hoàng Diệu: Sống vì dân, chết cũng vì dân
-
Báu vật họ Hoàng ở Văn La (Quảng Ninh)
-
Lễ động thổ khởi công xây dựng Từ đường dòng họ Hoàng Bùi- Câu Đồng
-
Tháng Vu Lan báo hiếu và sự kiện trọng đại của Dòng họ Hoàng Huỳnh Việt Nam
-
Sát Hải Đại Vương Hoàng Tá Thốn
-
Quảng Bình: Đền Song Trung thờ Hoàng Vĩnh Tộ và Hoàng Vĩnh Dụ
-
Ngôi làng khoa bảng xứ nhãn Hưng Yên
-
Hậu duệ cụ Hoàng Diệu – Tổng đốc Hà Ninh